Chị em nữ giới
khi mang thai có nguy cơ bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa đặc biệt là bệnh
viêm âm đạo nhiều hơn rất nhiều so với những người bình thường. Vậy tại sao khi
mang thai lại dễ bị viêm âm đạo? Viêm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không
?Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn giải đáp vấn đề trên.
Tại sao lại bị viêm âm đạo khi mang thai?
Trong âm đạo
luôn tồn tại một loại nấm âm đạo, chúng sẽ không gây khó chịu gì nếu môi trường
âm đạo ổn định. Nhưng khi người phụ nữ mang thai, nấm candida sẽ sinh sôi nhiều
hơn do sự tăng tiết hợp chất glycogen trong âm đạo khiến bệnh viêm âm đạo bùng
phát và phát triển.
Một số yếu tố
sau có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm âm đạo khi mang thai, cụ thể:
+ Quá trình mang
thai làm thay đổi môi trường âm đạo khiến vi khuẩn và nấm phát triển mạnh mẽ và
gây bệnh khiến chị em phụ nữ đang có bầu bị nấm âm đạo
+ Khi mang thai,
dịch tiết âm đạo ở người phụ nữ sẽ tăng tiết nhiều hơn bình thường rất nhiều. Nếu
khâu vệ sinh cơ thể không được người phụ nữ đảm bảo thì những mầm bệnh, đặc biệt
là nấm, vi khuẩn và trùng roi âm đạo thuận lợi bùng phát và phát triển.
+ Sức đề kháng của
chị em trong giai đoạn mang thai cũng suy giảm hơn lúc bình thường. Đât cũng là
nguyên nhân khiến chị em đang có bầu bị viêm âm đạo và mắc phải một số bệnh lý
phụ khoa khác như viêm niệu đạo.
Dấu hiệu nhận biết viêm âm đạo khi mang thai
Chị em nên chú ý
những dấu hiệu dưới đây để sớm nhận biết được bệnh viêm âm đạo khi mang thai:
Xuất hiện khí hư
bất thường
Phát hiện sự biến
đổi bất thường về màu sắc của khí hư ( như khí hư có màu vàng, xanh hoặc trắng
đục…). Đi kèm với đó là hiện tượng ngứa rát tại âm đạo, âm hộ.
Tuy nhiên, nếu
chỉ thấy tiết ra khí hư màu trắng và không đi kèm các kích ứng tại vùng âm đạo
thì chị em có thể yên tâm đây chỉ là dạng khí hư sinh lý.
Xuất hiện mùi lạ
ở vùng kín
Nếu bỗng nhiên
thấy vùng kín có mùi hôi tanh khó chịu thì có thể mẹ bầu đã bị viêm âm đạo khi
mang thai.
Sự phát triển của
các vi khuẩn, vi trùng cùng nấm gây bệnh khi kết hợp với dịch tiết âm đạo sẽ
gây nên mùi khó chịu ở “cô bé”.
Tiểu khó, tiểu
buốt
Cùng với những
biểu hiện bất thường tại vùng kín, các mẹ bầu bị viêm âm đạo sẽ thấy các triệu
chứng như tiểu buốt, tiểu khó hoặc có cảm giác nóng rát tại vùng kín khi quan hệ
tình dục.
Nếu thấy xuất hiện
những dấu hiệu trên, các mẹ bầu không nên chủ quan mà nên nghi ngờ hiện tượng
viêm âm đạo khi mang thai để đi khám và có hướng xử lý nếu như mắc bệnh, tránh
gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Viêm âm đạo khi mang thai có đẻ thường được không?
Theo các chuyên
gia sản phụ khoa cho biết, việc đẻ thường hay để mổ nếu bị viêm âm đạo
khi mang thai cần được các bác sỹ chuyên khoa quyết định tùy thuộc vào mức độ
phát triển của bệnh ở mỗi thai phụ.
Nếu mẹ bầu mắc bệnh
ở những tháng đầu mang thai, các bác sỹ khuyên rằng nên điều trị triệt để bệnh
trước khi sinh để hạn chế những ảnh hưởng có thể xảy ra với thai nhi. Sau điều
trị hoàn toàn có thể đẻ thường được.
Nếu tình trạng
viêm âm đạo đã phát triển nặng, điều trị không khả quan hoặc mẹ bầu mắc bệnh ở
những tuần cuối gần đến ngày sinh thì nên đẻ mổ. Việc đẻ thường ở trường hợp
này có thể khiến vi khuẩn lây nhiễm sang các bộ phận trên cơ thể thai nhi như mắt,
mũi, miệng… khi thai nhi đi qua cửa mình của người mẹ.
Viêm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?
Nhiều chị em phụ
nữ khá chủ quan khi cho rằng viêm âm đạo khi mang thai khá phổ biến nên không
có gì đáng lo ngại.
Mặc dù là một
căn bệnh khá phổ biến và thường gặp, thế nhưng không có nghĩa là bệnh có thể tự
khỏi hay bệnh không có tác hại gì, bởi có bệnh gì mà vô hại.
Viêm âm đạo khi
mang thai không những gây ảnh hưởng đến người mẹ mà còn có thể lây nhiễm sang
thai nhi nếu như không được điều trị dứt điểm.
Đối với thai phụ
Thai phụ mắc bệnh
viêm âm đạo có thể bị nhiễm trùng ngược lên vùng tiết niệu, gây viêm tiểu
khung, thậm chí nguy hiểm hơn có thể bị nhiễm trùng huyết.
Không chỉ vậy, bệnh
còn tiềm ẩn nguy cơ mang thai ngoài tử cung, sinh non, sinh con thiếu tháng thiếu
cân ở thai phụ. Một số trường hợp còn có thể bị sảy thai do nhiễm trùng nước ối
khi bị viêm âm đạo khi mang thai trong quý II.
Đối với thai nhi
Nếu mẹ bị viêm
âm đạo khi mang thai, tình trạng nặng mà trẻ vẫn được sinh thường qua đường
sinh dục, viêm nhiễm có khả năng lây nhiễm sang cho trẻ sơ sinh trong quá trình
ra đời.
Khi sổ thai
ngang qua âm đạo, vi khuẩn và nấm ở âm đạo người mẹ có thể dính vào trẻ sơ
sinh:
– Trẻ sơ sinh bị
viêm da do nấm nếu dính nấm trên da.
– Trẻ sơ sinh bị
viêm niêm mạc miệng (đẹn) nếu dính nấm ở niêm mạc miệng.
– Trẻ sơ sinh bị
viêm kết mạc mắt, thậm chí dẫn đến mù lòa nếu mẹ bị viêm âm đạo do lậu cầu và
vi khuẩn dính vào mắt trong quá trình sinh nở.
– Trẻ sơ sinh sức
đề kháng yếu nếu bị suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc sinh thiếu tháng.
– Trẻ sơ sinh bị
viêm phổi do nấm, nhưng tình trạng này rất hiếm gặp.
Viêm âm đạo khi mang thai nên điều trị như thế nào?
Theo ý kiến của
các bác sĩ sản phụ khoa, phụ nữ bị viêm âm đạo khi mang thai có cần chữa trị
hay không còn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người. Và điều trị hay không,
như thế nào cần có sự thăm khám và chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa.
Trường hợp bị
viêm âm đạo khi mang thai ở giai đoạn đầu của thai kỳ
Các bác sỹ sẽ
căn cứ vào tình hình bệnh lý của mỗi người mà chỉ định điều trị bằng thuốc đặt
viêm âm đạo hoặc thuốc uống cho mỗi người, có trường hợp bác sỹ sẽ chỉ định kết
hợp cả hai loại thuốc.
Khá nhiều chị em
lo lắng rằng sử dụng thuốc đặt có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên chị em không cầ quá lo lắng bởi thuốc đặt là loại thuốc có tác dụng tại
chỗ, đồng thời hiện nay đã có loại thuốc đặt viêm âm đạo dành riêng cho bà bầu.
Vì vậy chị em có thể yên tâm rằng thuốc đặt hầu như không gây ảnh hưởng gì tới
thai nhi.
Việc điều trị
triệt viêm âm đạo khi mang thai trước khi sinh là rất cần thiết để tránh mọi ảnh
hưởng đến sức khỏe (hệ hô hấp) cũng như vẻ ngoài (làn da) của bé.
Một điều cần lưu
ý là bệnh nhân cần tuân thủ chính xác cách dùng, liều lượng và thực hiện kiên
trì theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sỹ để hoàn toàn khỏi bệnh, tránh hiện
tượng bệnh tái phát.
Trường hợp bị
viêm âm đạo khi mang thai ở giai đoạn cuối của thai kỳ
Nhiều bác sĩ sản
phụ khoa cho rằng, thai phụ bị viêm âm đạo khi mang thai ở 3 tháng cuối không
nên điều trị bệnh. Bởi các bộ phận cơ thể của bé lúc này đã tương đối hoàn thiện,
việc điều trị có thể gây ra một số ảnh hưởng nhất định.
Có thể khắc phục
tình trạng đang có bầu bị viêm âm đạo bằng một số phương pháp tự nhiên, bao gồm:
+ Trong sữa chua
lên men tự nhiên có chứa nhiều loại vi sinh tự nhiên, có lợi cho hệ miễn dịch
và tiêu hóa. Việc sử dụng thường xuyên sẽ hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch, giúp chữa
bệnh viêm âm đạo ở dạng nhẹ nhanh khỏi hơn. Đồng thời, sữa chua có thành phần lợi
khuẩn probiotic, hạn chế viêm nhiễm lan rộng.
+ Có thể bổ sung
thêm men vi sinh theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.
+ Ăn thêm tỏi
trong bữa ăn để hạn chế viêm nhiễm do tỏi có tính kháng khuẩn.
Những phương
pháp này khá an toàn và dễ sử dụng, phù hợp với các mẹ không dám uống thuốc khi
thai nhi 6 tuần tuổi vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi.
Bên cạnh đó, chị
em cần chú ý đảm bảo vệ sinh vùng kín sach sẽ và giữ cho vùng kín luôn được khô
thoáng.
* Lưu ý với phụ nữ bị viêm âm đạo khi mang
thai:
Những thông tin
trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Khi có biểu hiện
bất thường, cần đi khám và thực hiện theo chỉ định của các bác sỹ chuyên khoa.
Tuyệt đối không
được tự mua thuốc về điểu trị vì có thể gây ra những rủi ro vô cùng nguy hiểm.
Cũng không nên
chần chừ, bệnh càng để lâu càng khó chữa và ảnh hưởng đến cả mẹ và con.
Viêm âm đạo khi
mang thai vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai phụ và
em bé, vì thế khi có dấu hiệu bị bệnh chị em cần phải đi đến ngay các phòng
khám chuyên khoa để kiểm tra thăm khám và điều trị không để cho bệnh nặng lên
và gây nguy hiểm nghiêm trọng. Nếu còn gì thắc mắc các bạn có thể gọi điện thoại
cho chúng tôi tới số (024) 38.255.599 –
083.66.33.399 để được các bác sỹ chuyên khoa giải đáp thắc mắc
#herbsnu #viemamdao #benhviemamdao
Nhận xét
Đăng nhận xét